Giới thiệu

Với hệ điều hành có giao diện điều khiển thì việc kết nối Wifi và kích hoạt SSH cũng khá đơn giản, chỉ vài bước click chuột là xong. Thế nhưng nếu bạn sử dụng hệ điều hành Raspberry Pi Lite hoặc không có màn hình, chuột và bàn phím để hiển thị cũng như thao tác trực tiếp trên giao diện của hệ điều hành thì làm sao có thể kết nối Wifi cũng như SSH với máy tính Raspberry Pi. Cách sau đây sẽ hướng dẫn các bạn cách cấu hình để khi Raspberry Pi khởi động, lập tức nó sẽ kết nối vào Wifi mà bạn đang có cũng như kích hoạt chế độ SSH cho nó luôn nhé

Các bạn có thể xem lại cách cài đặt hệ điều hành cho Raspberry Pi tại bài viêt Cài đặt mới hệ điều hành Raspberry Pi OS

Cách thực hiện

Bước 1: Kết nối thẻ nhớ đã cài hệ điều hành vào máy tính

Lưu ý
Ngay sau khi các bạn sử dụng phần mềm Raspberry Pi Imager chép dữ liệu hệ điều hành vào thẻ nhớ. Máy tính sẽ ngắt kết nối với thẻ nhớ đó. Việc cần làm của bạn ngay sau đó sẽ là kết nối lại thẻ nhớ với máy tính.

Ngay sau khi kết nối thẻ nhớ với máy tính, thẻ nhớ có chứa hệ điều hành sẽ hiện phân vùng ổ đĩa có tên là boot.

Bước 2: Cấu hình wifi cho Raspberry Pi bằng cách tạo file có tên wpa_supplicant.conf bằng trình soạn thảo Notepad mặc định trong máy tính hoặc Notepadd++ với nội dung sau:

country=vn
update_config=1
ctrl_interface=/var/run/wpa_supplicant

network={
 scan_ssid=1
 ssid="TEN-WIFI"
 psk="MAT-KHAU-WIFI"
}

Lưu ý chỉnh sửa thông tin ở 3 dòng sau:

  • country=vn: Thay đổi ký tự vn bằng ký tự quốc gia khác nếu sóng wifi của bạn theo tiêu chuẩn khác Việt Nam. Mặc định sẽ giữ nguyên
  • TEN-WIFI: Thay bằng tên wifi hiện có tại nơi sử dụng Raspberry Pi. Để ý cả ký tự viết hoa và viết thường sao cho trùng với wifi đang có
  • MAT-KHAU-WIFI: Thay bằng mật khẩu wifi của TEN-WIFI. Phân biệt chữ hoa, chữ thường và ký tự đặc biệt

Sau đó, các bạn lưu lại, chép file vừa lưu vào ổ đĩa boot ở Bước 1

Bước 3: Kích hoạt SSH cho Raspberry Pi.

Các bạn sẽ cần tạo thêm 1 file nữa với tên là SSH. File này không cần có nội dung và cũng chép vào ổ đĩa boot như ở bước 2

Bước 4: Tháo thẻ nhớ ra và gắn vào Raspberry Pi. Cấp nguồn khởi động lên và lúc đó máy tính Raspberry Pi của bạn sẽ tự động kết nối vào mạng wifi đã cấu hình và kích hoạt kết nối SSH

Tìm kiếm máy tính Raspberry Pi trong mạng

Mặc định thì hostname của Raspberry sẽ là raspberrypi. Các bạn có thể kết nối với nó thong qua hostname này

Trong trường hợp các bạn không kết nối được bằng hostname cũng như không thể tìm ra được địa chỉ IP của Raspberry Pi, các bạn có thể sử dụng một trong những cách sau để tìm kiếm

Cách 1: Sử dụng chương trình Advanced IP Scanner. Chường trình này được rất nhiều người sử dụng vì nó nhẹ nhàng, quét IP khá mạnh mẽ và đặc biệt sẽ là không cần cài đặt mà vẫn có thể chạy được

Cách 2: Sử dụng điện thoại, kết nối chung với wifi đã cấu hình cho Raspberry và sử dụng phần mềm như Fing, Network toolbox… để dò tìm IP của Raspberry

Kết luận

Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì thì hỏi mình bằng cách để lại bình luận tại đây nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm

Giới thiệu về tác giả

Việt Nguyễn

Người viết blog

Mình là Việt, mình 28 tuổi và lý do mà mình mở blog này chính là chia sẻ những kinh nghiệm, trải nghiệm mà bản thân đã khám phá được tới mọi người

Xem tất cả các bài viết